Những loại dàn lạnh trên tủ đông

 

Tủ đông là một sản phẩm được các hộ kinh doanh tạp hóa, thực phẩm đông lạnh lựa chọn để bảo quản cho các sản phẩm của mình. Trên thị trường hiện nay có 2 loại tủ đông là dàn lạnh đồng và dàn lạnh nhôm. Vậy khác biệt giữa chúng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Tủ đông dàn lạnh đồng

Dàn lạnh được làm từ đồng có cải tiến hơn so với dàn lạnh nhôm. Mặc dù giá thành có đắt hơn nhưng tủ lạnh dàn đồng lại có độ bền cao, khả năng vận hành êm ái, làm lạnh nhanh cũng chóng hơn nhiều.

Không những thế, tủ đông dàn đồng có thành tủ dày, sử dụng nhựa cao cấp ABS và bề mặt của ngăn chứa tráng bạc giúp giảm thiểu nguy cơ thất thoát nhiệt. Kết hợp với gas R600A , tủ đông dàn lạnh đồng giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ lên đến 40%.

Ưu điểm:

  • Làm lạnh nhanh hơn so với tủ đông giàn nhôm.
  • Sử dụng gas R600A tiết kiệm đến 40% điện năng tiêu thụ.
  • Thành tủ dày, làm từ nhựa ABS và bề mặt ngăn tráng bạc giảm nguy cơ thất thoát nhiệt.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu nguồn điện đầu vào phải luôn ổn định.
  • Giá thành cao hơn so với tủ đông dàn nhôm.

2. Tủ đông dàn nhôm

Xuất hiện trên thị trường từ lâu và được sử dụng phổ biến, rộng rãi tận ngày nay, những chiếc tủ đông có dàn lạnh làm từ nhôm với giá thành phải chăng nhưng lại có khả năng làm lạnh sâu và ổn định của tủ đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên, chiếc tủ đông dàn nhôm này lại có một khuyết điểm lớn khiến những người tiêu dùng khó tính phải cân nhắc, đó chính là tủ cần nhiều thời gian để cấp đông cho thực phẩm hơn so với dàn lạnh đồng.

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ hơn so với tủ lạnh dàn đồng.
  • Thiết kế lòng trơn hạn chế nguy cơ đóng tuyết và dễ làm vệ sinh.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian để làm lạnh.

3. So sánh ưu nhược điểm của tủ đông dàn đồng và dàn nhôm

  Tủ đông dàn đồng Tủ đông dàn nhôm
Chất liệu dàn lạnh
  • Dàn lạnh làm từ đồng
  • Dàn lạnh làm từ nhôm.
Ưu điểm
  • ​Làm lạnh nhanh hơn.
  • Sử dụng gas R600A tiết kiệm lên đến 40% điện năng tiêu thụ.
  • Thành tủ dày, làm từ nhựa ABS và bề mặt ngăn tráng bạc giảm nguy cơ thất thoát nhiệt.
  • Giá thành rẻ hơn.
  • Thiết kế lòng trơn hạn chế nguy cơ đóng tuyết và dễ làm vệ sinh.
Nhược điểm
  • Yêu cầu nguồn điện đầu vào phải luôn ổn định.
  • Giá thành cao hơn.
  • Tốn nhiều thời gian để làm lạnh.

Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thể phân biệt được 2 loại tủ đông trên và chọn được loại tủ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

>> Các bạn có thể tham khảo một số mẫu tủ đông tại đây: https://dienlanhalaska.com/

 

TIN TỨC KHÁC